Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Bí kíp tránh bị lừa đảo, khi làm ăn với Trung Quốc

(Tamnhin.net) - Để tránh bị lừa đảo, gian lận trong thương mại và yên tâm khi thâm nhập và làm ăn lâu dài trên thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các quy định và cách thức thẩm định các đối tác Trung Quốc. 

Trước hết, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tìm hiểu lý lịch thương nhân và doanh nghiệp Trung Quốc thông qua cơ quan chức năng.

1-Theo quy định của Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ có một số doanh nghiệp đặc biệt do Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ định và cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm tra lý lịch thương nhân và khả năng kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc. Phía doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu thẩm tra đối tác Trung Quốc đều phải thông qua các doanh nghiệp này và phải trả chi phí theo yêu cầu thẩm tra cụ thể. Một trong những doanh nghiệp đó là:
 
Công ty hữu hạn điều tra thương mại Thiên Chi Kiếm Bắc Kinh Trung Quốc
Giám đốc : Lý Phàm ( Ly Fan)
Địa chỉ: Phòng 1508A Toà nhà quốc tế Hoa Phổ số 19 đường Triều Dương Môn ngoại Triều , Thành phố Bắc Kinh
Điện thoại: 0086-10-65804070/ 65804887
Fax: 0086-10-65804070
Web site: www.Tzj008.com

Đối với các đối tác giao dịch gián tiếp qua mạng, những đối tác được giới thiệu qua trung gian hoặc đối tác lớn cần kiểm tra kỹ kí lịch Thương nhân để quyết định hợp tác lâu daì hay trước khi ký kết những hợp đồng giao dịch lớn, đề nghị doanh nghiệp nên dành một khoản chi phí uỷ thác doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực trên trợ giúp.  

2- Trong trường hợp là đối tác thông thường lần đầu tiếp xúc qua hội chợ triển lãm hoặc qua các kênh hội thảo diễn đàn v.v... thì cần đề nghị đối tác cung cấp giấy phép kinh doanh do Cục quản lý hành chính công thương tại Tỉnh, Thành phố Trung Quốc mà doanh nghiệp đó có trụ sở. Giấy phép kinh doanh nếu là bản sao phải có công chứng. Tuyết đối không tin vào giấy phép kinh doanh mà trên đó có in hàng chữ’ “Chỉ có giá trị tham khảo”. Nếu là đối tác đứng đắn và có nguyện vọng làm ăn nghiêm túc, lâu dài với ta thì doanh nghiệp Trung Quốc đó sẽ không thoái thác yêu cầu này của ta. Khi kiểm tra giấy phép kinh doanh cần lưu ý các khoản mục sau:
- Tên , địa chỉ công ty
- Ngày cấp giấy phép
-Thời hạn hết hiệu lực
- Phạm vi kinh doanh
- Vốn đăng ký

3- Đối với các doanh nghiệp Trung Quốc dù là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu , sau khi đã kiểm tra theo điều 2 và đã giao dịch trực tiếp thì trước khi ký kết hợp đồng thương mại đầu tiên , doanh nghiệp VN nên chủ động dành kinh phí cử đoàn gọn nhẹ (2-3người) sang trực tiếp thẩm định văn phòng, hệ thống nhà xưởng, kho tàng, hệ thống phân phối v.v . Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp VN làm như vậy nhưng vẫn bị lừa do phía đối tác Trung Quốc thuê mượn lại văn phòng, cơ sở vật chất kho tàng để khuếch trương với đoàn. Đến khi xảy ra lừa đảo thương mại, phía doanh nghiệp ta mới té ngửa trước thức tế đối tác là doanh nghiệp ma không trụ sở, kho tàng nhà xưởng. Tất cả đều thuê mượn và nguỵ trang để lừa đảo.

4- Đối với Hợp đồng thương mại hai bên sẽ ký kết cần lưu ý những điểm sau:
- Không nên xử dụng các mẫu hợp đồng của phía đối tác TQ vì các điều khoản chế tài thường có lợi cho phía họ. Cơ quan trọng tài cần ghi vào Hợp đồng là Trong tài kinh tế phía VN hoặc nước thứ 3. Vì việc xét xử tranh chấp thương mại theo cơ quan trọng tại TQ thường tốn kém , phức tạp vể thủ tục và ngôn ngữ.
- Điều khoản thanh toán là rất quan trọng.
Đối với hợp đồng nhập khẩu từ Trung Quốc cần thuyết phục phía đối tác Trung Quốc thanh toán bằng L/C trả chậm 30-60 ngày kể từ ngày giao hàng. Hoặc 20% giá trị Hợp đồng bằng T.T Reimbusement. Giá trị còn lại sẽ thanh toán sau 30 ngày kể từ ngày nhận được hàng . Mục đích là nhằm ngăn chặn tình trạng đã xảy ra nhiều lần là doanh nghiệp Trung Quốc giao hàng không đúng quy cách chất lượng hợp đồng quy định, nhưng lại nhanh tay và bằng các thủ đoạn lừa đảo ( kể cả việc lập giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật giả) để hoàn tất bộ chứng từ hợp lệ thanh toán qua ngân hàng theo phương thức L/C at sigh và biến mất .

Đối với hợp đồng xuất khẩu, cần yêu cầu doanh nghiệp Trung Quốc thanh toán ngay 30% giá trị hợp đồng bằng T.T reimbusement. Số còn lại thanh toán theo L/C at sigh. Vì đề phòng doanh nghiệp ký hợp đồng, nhưng không mở L/C, trong khi doanh nghiệp Việt Nam đã ứng tiền mua nguyên liệu hoặc đã sản xuất một phần hàng thuộc hợp đồng. Không nên thoả thuận điều khoản thanh toán L/C trả chậm hoặc D/A D/P vì đã có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc lấy lý do quy cách chất lương không đúng hợp đồng. Từ đó ép cấp ép giá . buộc doanh nghiệp ta phải giảm giá hoặc chịu tổn thất rủi ro vì hàng nằm ở cảng đến .
Đức Trung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét